Lý giải tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2?

Nhờ gói kích cầu thứ nhất, nút thắt về vốn của các doanh nghiệp đã được gỡ bỏ giúp cho nền kinh tế từ đó được phục hồi trở lại. Xoay quanh đến vấn đề triển khai gói kích cầu thứ hai, cân nhắc giữa những lợi ích ngắn hạn và dài hạn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã khẳng định nước ta vẫn có thể đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế mà không cần sử dụng gói kích cầu 2. Vậy tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời đúng nhất nhé.

Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2?

tai-sao-viet-nam-khong-thuc-hien-goi-kich-cau-2

Lý giải tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2

Theo bạn thì tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2? Lý do mà Việt nam không tiếp tục thực hiện gói kích cầu đó là bởi vì cho đến hiện nay gói kích cầu 1 đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên cho biết, trong thời gian qua gói kích cầu 1 đã được triển khai thành 4 cấu phần bao gồm: 

  • Gói đầu tư: Sử dụng đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản.
  • Gói hỗ trợ tiêu dùng: Sử dụng để hỗ trợ người nghèo ăn tết, miễn thuế thu nhập cá nhân, mỗi hộ nghèo 1 triệu đồng.
  • Gói hỗ trợ lãi suất 4% (tương đương với 17 nghìn tỷ đồng).
  • Gói hỗ trợ đầu tư: Sử dụng để miễn, giảm và hoãn thuế VAT, thuế doanh thu cho các doanh nghiệp. cho người dân vay vốn để mua máy móc thiết bị không lãi suất.

Trong đó gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% có tác động mạnh nhất. Do tính chất không phù hợp nên các gói khác có tính hiệu quả thấp hơn. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ vay tiêu dùng và hỗ trợ để đầu tư miễn giảm thuế còn có một số nội dung gây nên phản ứng ngược. Tuy nhiên, về tổng thể những gói kích cầu này vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ, giải cứu doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng ứ đọng, giải thoát các vốn lưu thông do nợ xấu.

tai-sao-viet-nam-khong-thuc-hien-goi-kich-cau-2

Sử dụng gói kích cầu lần thứ nhất nền kinh tế đã có những bước tiến nổi bật

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, sau hơn một năm chống chọi với sự bất ổn vĩ mô và sự suy giảm về tăng trưởng nghiêm trọng, nền kinh tế của nước ta vẫn có chút suy yếu. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới thì nước ta vẫn đang có một năng lực diệu kỳ nào đó chống đỡ. Chính vì vậy mà nền kinh tế của nước ta dưới sự tác động của khủng hoảng, quá trình suy giảm không nghiêm trọng và không quá kéo dài. 

Mặt khác, ngay từ trước khi gói kích cầu thứ nhất được triển khai, nền kinh tế của nước ta đã có tốc độ phục hồi nhanh chóng. Số liệu thống kê trung bình tính đến 9 tháng đầu năm GDP tăng 4,6%, trong đó lớn hơn 5% là con số dự đoán tăng trưởng GDP trong cả năm của cả nước. Con số này vượt mức 4,77% so với cuộc khủng hoảng trước đó. 

Mặc dù vậy khủng hoảng lần này được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, theo Viên trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, trong giai đoạn mà nền kinh tế vẫn có thể duy trì và có xu hướng cải thiện tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì không nhất thiết phải tiếp tục sử dụng gói kích cầu 2.

Cần thực hiện những liều thuốc thiết thực khác

tai-sao-viet-nam-khong-thuc-hien-goi-kich-cau-2

Lý giải tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2

Cho đến hiện nay, vẫn xuất hiện nhiều quan điểm ủng hộ, cho rằng không nên thực hiện gói kích cầu 2. Đó là những quan điểm về yêu cầu tránh sốc, về các bước đệm cho nền kinh tế nước ta. Điều cần thiết hiện nay đó là nên duy trì khoản kích cầu nào đó thiết thực hơn, có lãi suất ưu đãi thấp hơn, điều kiện cung cấp ngặt nghèo hơn với khối lượng nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này không thuyết phục. 

Nền kinh tế của nước ta có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95%, lao động nông thôn chiếm 70%, còn lại là các doanh nghiệp lớn. Cho đến ngày nay, số lượng này đều có thể khẳng định rằng có đủ năng lực cần thiết để tiếp tục vươn lên mà không cần chính phủ phải tiếp tục sử dụng gói kích cầu.

Nếu vẫn sử dụng gói kích cầu sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là ngân sách bị thâm hụt, việc cân bằng tiền tệ bị chịu nhiều áp lực. Đồng thời, sẽ xuất hiện môi trường kinh doanh bất bình đẳng và thúc đẩy môi trường kinh doanh này phát triển. Lâu dài sẽ gây nên những điều bất hại cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nếu trong thời gian tới, đã xác lập quá trình phục hồi nền kinh tế thì cần phải khôi phục bình thường môi trường kinh doanh thị trường. Bên cạnh đó, củng cố việc thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chuyển hướng nền kinh tế sang ưu tiên tái cơ cấu. Chính định hướng này có thể nền kinh tế của nước ta sẽ tăng trưởng và đạt mục tiêu tăng trưởng là 6,5% GDP. Tình trạng ngân sách thâm hụt giảm, lạm phát giảm đến mức từ 7 đến 8%, chính sách tiền tệ không bị gây áp lực quá lớn cũng như nguy cơ bất ổn định tích luỹ có xu hướng giảm mạnh.

tai-sao-viet-nam-khong-thuc-hien-goi-kich-cau-2

Chuyển sang định hướng tái cơ cấu thay vì thực hiện gói kích cầu 2

Lời kết

Trên đây là những lý giải tại sao Việt nam không thực hiện gói kích cầu 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Nền kinh tế của nước ta tiếp tục phát triển mạnh chính vì vậy sử dụng gói kích cầu 2 là điều thực sự không cần thiết. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có thêm được những thông tin bổ ích nhất, bổ sung thêm vào kho tàng tri thức của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *