Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và hướng dẫn về việc điều chỉnh thiết kế

Những trường hợp thay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình cần phải làm gì? Có cần thực hiện thẩm định, thẩm tra thiết kế tại cơ quan chuyên môn nhà nước về xây dựng không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay của chúng tôi.

Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công là gì?

Thông thường, các dự án trước khi bắt đầu đi vào xây dựng thì các thiết kế phải được các cơ quan có thẩm quyền nhà nước thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau mà phần thiết kế trong quá trình thi công bị thay đổi. Đó có thể là do phía chủ đầu tư muốn điều chỉnh, thay đổi thiết kế công trình so với bản thiết kế ban đầu.

thay-doi-thiet-ke-trong-qua-trinh-thi-cong

Tuy nhiên, không phải mọi thay đổi đều được chấp thuận. Điều này cần phải thuộc các trường hợp được phép thay đổi, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật nhà nước. Vậy, cụ thể những trường hợp cho phép điều chỉnh hay thay đổi thiết kế trong quá trình thi công là gì?

Các trường hợp điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công?

Theo Điều 17 của thông tư 18/2016/TT-BXD, các trường hợp điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công được quy định theo Điều 11 NĐ số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Điều 84 của Luật Xây dựng.

thay-doi-thiet-ke-trong-qua-trinh-thi-cong

Sau khi tìm hiểu và phân tích, chúng ta có thể xác định những trường hợp như sau:

Theo Điều 11 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP:

  • Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh bao gồm tổng mức đã được phê duyệt cộng/trừ phần giá trị tăng/giảm hiện tại. Phần giá trị tăng/giảm này phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt tổng mức điều chỉnh.
  • Thay đổi và bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc điều chỉnh cơ cấu chi phí trong dự toán ngay cả với chi phí dự phòng nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước đó.
  • Dự toán xây dựng điều chỉnh gồm dự toán công trình đã phê duyệt cộng/trừ phần giá trị tăng/giảm. Phần giá trị này phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định.
  • Chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
  • Nếu trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.

Theo Điều 84, Luật xây dựng 2014:

  • Cần có yêu cầu về điều chỉnh thiết kế xây dựng khi thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
  • Điều chỉnh thiết kế xây dựng trong thi công để đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả của dự án đã được thẩm định.
  • Ở 2 trường hợp trên, nếu có sự thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực hoặc biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì cần thẩm định và phê duyệt lại.

Ngoài ra, tại Điều 17 của thông tư 18/2016/TT-BXD cũng quy định thêm: Nếu chủ đầu tư quyết định điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công sẽ dẫn đến việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng. Hoặc trường hợp điều chỉnh khác do chủ đầu tư tự quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định Điều chỉnh của mình.

Trình tự thực hiện thay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình

thay-doi-thiet-ke-trong-qua-trinh-thi-cong

Sau đây là những bước thực hiện điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 1: Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, quy định.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện theo giờ hành chính.

Lúc này, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiếp nhận và ghi biên nhận. Trường hợp chưa đầy đủ sẽ tiếp tục hướng dẫn chi tiết để người nộp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng nhất.

Bước 3: Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện trong giờ hành chính.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin thay đổi thiết kế (theo mẫu có sẵn).
  • Giấy phép xây dựng kèm theo bản vẽ đã được phê duyệt trước đó (bản chính).
  • Bản vẽ thiết kế xin điều chỉnh mới (tùy theo loại công trình).
  • Số lượng hồ sơ cần nộp: 2 bộ.

Về thời gian giải quyết điều chỉnh, thay đổi thiết kế sẽ cần khoảng 15 ngày kể từ ngày bắt đầu nhận hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính này chính là UBND quận – huyện.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận – huyện; Phòng quản lý đô thị quận; Phòng Công thương huyện.

Như vậy, nếu chủ đầu tư muốn điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công cần thực hiện đầy đủ và lần lượt các bước như trên. Riêng với một số công trình xây dựng thay đổi từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên sẽ phải có thiết kế về phòng cháy chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

Lời kết

Trên đây là những nội dung quy định về việc điều chỉnh, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình. Trong trường hợp có nhu cầu, phía chủ đầu tư cần tìm hiểu rõ quy định, chuẩn bị đầu đủ hồ sơ để việc xin điều chỉnh được diễn ra nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *